Mở đầu về Google Cloud Platform

Google Cloud Platform (GCP) là một nền tảng của kỹ thuật điện toán đám mây cho phép các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp, các cơ quan có thể xây dựng, phát triển, và hoạt động các ứng dụng của mình trên hệ thống phần mềm do google tạo ra. Các ứng dụng rất phổ biến hiện nay được mọi người sử dụng rất nhiều như: Trình duyệt Chrome, ứng dụng bản đồ Google Map, Google Apps, Youtube,…

Trước khi bắt đầu tìm hiểu lợi ích từ việc sử dụng Google Cloud Platform, chúng ta cùng đi qua một vài ví dụ sau nhé 😉

Ứng dụng mua sắm trực tuyến (Online Shopping App)

Thách thức

Các ứng dụng mua sắm trực tuyến thường có nhu cầu sử dụng cao nhất vào các ngày lễ và cuối tuần (Ví dụ: Giáng sinh hoặc năm mới thì lượt truy cập rất lớn).

Còn các khoảng thời gian còn lại như giữa tuần, giữa tháng thì hầu như lượt truy cập thấp hơn nhiều (Chưa nhận lương thì tiền đâu shopping bây giờ).

Lượt truy cập thường gắn liền với băng thông (bandwidth) và khả năng chịu tải của cơ sở hạ tầng (gọi nhanh là server). Vậy chúng ta cần làm gì để đáp ứng được nhu cầu truy cập lớn của người dùng vào các thời gian cao điểm nói trên?

Lượt truy cập cao vào: Tháng 2,8,9,10/2018 ; Lượt truy cập thấp vào tháng 12/2017, 1/2018

Giải pháp (trước khi sử dụng Cloud)

Sắm một server CỠ BỰ (cấu hình cao) để chạy ứng dụng, thì sẽ chịu tải, bất chấp lượng truy cập lớn đổ bộ.

Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng (server) với cấu hình khủng sẽ làm gì tại thời điểm ít lượt truy cập?

Ứng dụng ABCXYZ của một Startup

Có một Startup nọ, phát triển sản phẩm ABCXYZ. Có thể nói đây là công sức, tiền bạc và là cả gia tài của họ.

Thách thức

Vào một ngày đẹp trời, ABCXYZ đột nhiên được cộng đồng mạng đú trend, trở nên cực kỳ phổ biến, đây có vẻ là 1 tin vui nhất trong ngày nhưng đi kèm với đó là một nỗi buồn man mác. Đội ngũ phát triển phải đau đầu làm sao để nâng cao khả năng chịu tải của server, giúp ứng dụng chạy trơn cmn tru.

Nếu là bạn, phải xử lý như nào?

Giải pháp

Một lần nữa, mua cơ sở hạ tầng cực khủng, đầu tư hẳn vài con server, setup load balancing, vân vân mây mưa.

Giả định rằng sau khi bạn mua, ứng dụng của startup vẫn thành công, lượt truy cập vẫn duy trì ở mức cao 😀

Nhưng nếu không thực sự thành công như mong đợi thì sao? Trend thì bạn biết rồi, đú vài ngày là hết hot. Như vậy tất cả những gì đã mua thật lãng phí phải không

Có những thách thức gì trước khi điện toán đám mây ra đời

Như vậy, trước khi công nghệ đám mây có mặt thì hầu như thách thức của cả ngành quản trị hệ thống là chi phí mua sắm cơ sở hạ tầng.

Nếu bạn muốn mua server trước thời điểm được “bắt trend”, nó rất tốn kém và cũng cần tính toán kỹ lưỡng kế hoạch để không phải phá sản vì duy trì một hệ thống server khủng mà không có ai dùng.

Liệu bạn có thực sự đoán được tương lai? Có thể ước tính chính xác thời gian cao điểm của ứng dụng?

Nếu không, bạn có thể mua và duy trì một hệ thống server cấp thấp, tuy nhiên hơi bad. Hoặc bạn có thể mua server khủng, nhưng phải chịu lãng phí như mình phân tích ở trên.

À thêm nữa, bạn cần phải bỏ công sức hoặc thuê một team có chuyên môn để quản lý, vận hành server. Nếu là một startup thì theo bạn họ có khả năng chi trả cho một team bảo trì server như vậy không? Điều này cũng quá ư là lãng phí.

Thời của Cloud đây rồi

Vì những thách thức kể trên, nếu mình là chủ startup, sẽ gấp rút tìm hiểu đám mây là gì để bắt đầu áp dụng cho doanh nghiệp của mình.

Nghe đâu đó quảng cáo, với cloud, bạn có thể thuê tài nguyên giờ cao điểm và giải phóng chúng trở lại cloud khi không cần dùng nữa (Điều này gọi là cung cấp tài nguyên theo yêu cầu (On-demand resource provisioning))

Thay vì đầu tư vốn vào server trước thì chúng ta sẽ đầu tư lúc cần.

Mỗi nhà cung cấp đám mây có hàng triệu máy chủ, họ bỏ ra chi phí mua phần cứng server từ nhà sản xuất với giá phải chăng hơn, từ đó tiền thuê sẽ thấp hơn (so với chúng ta tự bỏ tiền mua 1 server). Hiện nay có nhiều nhà cung cấp đám mây nên giá tất nhiên rất cạnh tranh, có lợi cho người dùng.

Một lợi thế nữa, bạn có thể hướng ứng dụng ra quốc tế chỉ trong vài phút mà tốc độ truy cập ở nước ngoài cũng rất nhanh (Đơn giản, các nhà cung cấp luôn có data center ở nhiều region trên thế giới).

Thử nghĩ xem nếu bạn tự mua 1 server, tất nhiên server của bạn gắn cố định ở 1 quốc gia, khách hàng nước ngoài truy cập xuyên lục địa tới đó chắc chắn sẽ chậm rồi 😉

Google Cloud Platform

Nhắc đến Cloud, phải nghĩ ngay đến Google Cloud Platform. Đây là 1 trong 3 nhà cung cấp dịch vụ cloud hàng đầu (Hai đối thủ còn lại là Amazon Web ServiceAzure)

  • Cung cấp hơn 200 service
  • An toàn, bảo mật và hiệu suất cao

Các dịch vụ phổ biến như Gmail, Google Search, Youtube,… đang được chạy trên hạ tầng cloud của google cho thời gian phản hồi nhanh, ổn định, ít bị downtime.

Và hơn nữa, điều mình cảm thấy yêu google hơn là ở chỗ năng lượng điện để vận hành hệ thống đám mây là năng lượng sạch (https://cloud.google.com/sustainability)

Tham khảo

Hết rồi, hẹn gặp các bạn ở những bài sau (Chi tiết về từng service GCP).

Nội dung bài viết được lấy ý tưởng từ khoá học GCP Associate Cloud Engineer – Google Cloud Certification trên udemy của ông chú người Ấn Ranga Karanam (in28minutes), bạn có thể mua 1 khoá để cùng học, ủng hộ tác giả luôn nhé 😉

5 2 votes
Đánh giá bài viết
Nhận thông báo
Thông báo khi có
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận